Doanh nghiệp logistics gặp khó khăn gì khi chuyển đổi số

Tính năng nổi bật

Doanh nghiệp logistics gặp khó khăn gì khi chuyển đổi số

10/02/2022  |  1815
Chuyển đổi số trong logistics là cơ sở xây dựng nền kinh tế chia sẻ (theo Bộ Công Thương nhận định), với vị trí trung tâm của chuỗi cung ứng, chuyển đổi số trong logistics có vai trò tiền đề quan trọng, giúp kích hoạt chuyển đổi số của nhiều ngành nghề khác. Đồng thời, làm cơ sở tiến đến nền kinh tế chia sẻ, kinh tế nền tảng, mạng cung ứng rộng mở hơn.


Các doanh nghiệp thường sử dụng các công nghệ AI, Big Data, Blockchain,… để phân tích quản lý dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra giá trị mới, mang tính ứng dụng cao khi bước vào chuyển đổi số .
Ngành logistics đã thay đổi đáng kể trong 10 năm qua và đang trong giai đoạn chuyển đổi số. Động lực để chuỗi cung ứng phát triển chính là thương mại điện tử bùng nổ, cũng như tác động từ đại dịch Covid-19.

Vậy những thách thức đặt ra trong quá trình chuyển đổi số ngành Logistics là gì?

Bên cạnh những cơ hội, nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics hiện nay cho thấy một số khó khăn, thách thức cơ bản.
Theo khảo sát năm 2018 của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (LSP) còn chưa cao. 30% các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đang được sử dụng tại các LSP là các ứng dụng cơ bản như hệ thống quản lý giao nhận, kho bãi, trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý vận tải và khai báo hải quan (được ứng dụng nhiều nhất 75% - 100%)... Khó khăn chính trong việc chuyển đổi số đối với LSP, được ông Nguyễn Tương, Phó tổng thư ký VLA chỉ ra là: tài chính, lựa chọn công nghệ thích hợp và yếu tố con người.

Doanh nghiệp logistics cần giải quyết nhanh chóng các khó khăn để chuyển đổi số thành công

- Khó khăn về tài chính: Chi phí đầu tư cho chuyển đổi số rất lớn: từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng cho việc triển khai các giải pháp số trong ngành logistics. Mà các doanh nghiệp ngành logistics là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính còn yếu cho nên các đơn vị thường thiếu vốn đầu tư, không dám chi mạnh tay cho giải pháp công nghệ quản lý doanh nghiệp.

- Khó khăn trong lựa chọn công nghệ: mức độ áp dụng khoa học công nghệ tại các LSP chưa cao, các doanh nghiệp chỉ vận dụng đơn lẻ chưa có tính đồng bộ. Cơ bản các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức số hoá, lưu trữ dữ liệu điện tử chứ chưa thực sự kết nối khả năng tra cứu số liệu hay xử lý đơn hàng trên các nền tảng trực tuyến.Thêm vào đó, các doanh nghiệp LSP chưa có sự tin tưởng vào các công ty công nghệ trong nước. Nhiều doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hiện nay vẫn chưa có phần mềm quản lý giao nhận vận tải quốc tế (FMS) do các phầm mềm lớn cung cấp từ nước ngoài thì giá cao, trong khi phần mềm FMS trong nước phát triển, khách hàng lại lo không đủ tính năng và độ tin cậy.

Thiếu người tư vấn và quản lý các dự án ứng dụng công nghệ càng làm các doanh nghiệp LSP không biết đi đâu về đâu để tìm kiếm thông tin.

- Khó khăn về con người:
nhân sự yếu trong việc nắm bắt, sử dụng công nghệ, tư duy ngại thay đổi là rào cản không phải lớn nhất nhưng lại là rào cản khó xử lý nhất trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Khó khăn này đặt ra cho các doanh nghiệp LSP cần phải có lộ trình, và nghiên cứu cùng chuyên gia tư vấn công nghệ tìm ra phương án chuyển đổi số phù hợp tình hình thực tế doanh nghiệp.

Khảo sát những khó khăn trong chuyển đổi số của doanh nghiệp logistics. Ảnh: Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Trên đây là 3 khó khăn lớn và băn khoăn nhất của doanh nghiệp LSP được ông Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam nhận định qua thực tế doanh nghiệp được hiệp hội khảo sát. Tìm phương án khắc phục các rào cản cản trở chuyển đổi số trong doanh nghiệp mình là chìa khóa thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, tăng trưởng, gia tăng khách hàng và tối ưu lợi nhuận khi chuyển đổi số thành công.


★★★★★
★★★★★
0/5 - (0 bình chọn) Click để đánh giá
Like Bản tin Vitranet24
Vitranet24 cam kết sẽ bảo mật những thông tin mang tính riêng...
Phần mềm CRM miễn phí có thể xem là giải pháp tối ưu,...
Mark Zuckerberg phát triển trợ lý AI và đặt tên Jarvis...