

Theo một số báo cáo, một trong những rào cản lớn nhất của chuyển đổi số tại Việt Nam là nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng và bản chất của quá trình chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp vẫn coi chuyển đổi số chỉ là việc áp dụng các công cụ công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh doanh, thay vì hiểu rằng đây là một cuộc cách mạng toàn diện, từ mô hình kinh doanh đến văn hóa tổ chức.
Để vượt qua vấn đề này, lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng chuyển đổi số không chỉ là trách nhiệm của bộ phận IT mà là sứ mệnh chung của toàn tổ chức. Cần xây dựng một tầm nhìn dài hạn, kết hợp giữa chiến lược công nghệ và mục tiêu kinh doanh, đồng thời truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên tham gia tích cực vào quá trình này.
Việc triển khai các giải pháp công nghệ một cách rời rạc, thiếu liên kết thường dẫn đến lãng phí nguồn lực và hiệu quả thấp. Bởi vậy doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cụ thể của quá trình chuyển đổi số, từ đó xây dựng lộ trình chi tiết với các bước đi rõ ràng.
Về mức độ sẵn sàng kết nối và ứng dụng công nghệ số
Theo World Economic Forum (WEF) Đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam dựa trên khung NRI (Networked Readiness Index) - Điểm số tổng hợp về mức độ sẵn sàng kết nối và ứng dụng công nghệ số. Kết quả nổi bật năm 2023: Việt Nam xếp hạng 87/134 quốc gia trong bảng xếp hạng NRI, tăng 5 bậc so với năm 2022; tỷ lệ ứng dụng IoT và AI trong sản xuất đạt 30%, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp lớn. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của việc cải thiện hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân lực để nâng cao vị thế toàn cầu.
Tình hình chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
Theo VCCI, trong năm 2023, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Khoảng 45% SMEs đã triển khai các giải pháp số hóa, chủ yếu trong lĩnh vực kế toán, bán hàng và marketing; 60% SMEs gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự có kỹ năng công nghệ cao.Báo cáo cho thấy SMEs cần hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và các tổ chức đào tạo để khắc phục rào cản kỹ năng.
Mức độ sẵn sàng của lực lượng lao động trong việc thích nghi với công nghệ số.
Theo ManpowerGroup Vietnam năm 2023, khoảng 50% lực lượng lao động tại Việt Nam có kỹ năng số cơ bản, nhưng chỉ 20% đạt trình độ chuyên sâu. Các doanh nghiệp lớn đầu tư 10-15% ngân sách đào tạo vào phát triển kỹ năng số. Báo cáo cho thấy nhu cầu cấp thiết về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.
Dựa trên các hiện trạng nêu trên, dưới đây là 5 vấn đề cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm khi bước vào hành trình chuyển đổi số:
1. Cơ sở dữ liệu – Nền tảng cho mọi quyết định
Dữ liệu là tài sản số quan trọng nhất của doanh nghiệp. Việc xây dựng một hệ thống dữ liệu tập trung, đồng bộ và có khả năng tích hợp sẽ giúp doanh nghiệp ra quyết định chính xác, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tối ưu vận hành.
2. Bảo mật – Rào chắn cho mọi rủi ro
An ninh mạng là một trong những thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần thiết lập các giải pháp bảo mật toàn diện, từ kiểm soát truy cập, mã hóa dữ liệu cho đến giám sát và phòng chống rò rỉ thông tin.
3. Tùy biến – Giải pháp phù hợp với từng quy trình
Mỗi doanh nghiệp đều có đặc thù riêng. Một hệ thống số hóa hiệu quả cần linh hoạt tùy biến theo quy trình vận hành thực tế, thay vì áp dụng rập khuôn. Khả năng cá nhân hóa giải pháp là yếu tố giúp tăng tính ứng dụng và hiệu quả sử dụng.
4. Khả năng nâng cấp và mở rộng – Sẵn sàng cho tương lai
Công nghệ luôn thay đổi. Một hệ thống chuyển đổi số cần có khả năng mở rộng, nâng cấp hoặc tích hợp thêm các công nghệ mới mà không gây gián đoạn hoạt động kinh doanh hiện tại.
5. Báo cáo chỉ số kết quả – Đo lường để tối ưu
Một trong những mục tiêu quan trọng của chuyển đổi số là tối ưu hiệu suất. Do đó, hệ thống cần có khả năng theo dõi, phân tích và hiển thị các chỉ số KPI rõ ràng, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì cảm tính.
Chuyển đổi số không còn là xu hướng, mà là yếu tố sống còn trong kỷ nguyên số. Hiểu và giải quyết đúng 5 vấn đề cốt lõi nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trong quá trình số hóa – một cách bền vững và hiệu quả.
Theo dõi Vitranet24 trên các kênh để cập nhật các nội dung, thông tin mới nhất về chuyển đổi số tại: https://www.facebook.com/Tuvanquanlyvitranet24