Ngày nay, công nghệ thông tin được coi là một trong những giải pháp tối ưu để quản lý doanh nghiệp, chứng minh bằng nhu cầu ứng dụng các công nghệ quản lý, giải pháp quản pháp quản lý tăng nhanh trong các năm gần đây. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải biết đầu tư hợp lý, vừa túi tiền, hiệu quả với doanh nghiệp, để đầu tư cho mình một phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp, phát huy hiệu quả cao nhất.
Nền công nghệ thông tin đã không ngừng phát triển để đưa ra hàng loạt sản phẩm phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể áp dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp một cách "khôn ngoan".
Muôn màu sản phẩm công nghệ thông tin và “muôn mặt” giá cả của sản phẩm công nghệ thông tin trên thị trường, nhưng vấn đề ở đây không phải là giá cả, mà điều tiên quyết để doanh nghiệp chọn các gói giải pháp công nghệ thông tin là sự đầu tư hợp lý.
Đầu tư hợp lý
Tùy vào quy mô hoạt động và độ chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý, công nghệ thông tin có thể được áp dụng tại doanh nghiệp từ mức cơ bản (công cụ giao tiếp, kết nối liên lạc, quảng bá, tiếp thị…) đến chuyên môn hóa cao (sản xuất, cung ứng, kế hoạch, kiểm soát, đo lường, cải tiến, huấn luyện đào tạo, CRM…). Vì thế, trước khi quyết định đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, doanh nghiệp cần nhìn thấy những lợi ích thực tiễn qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, tùy vào nhu cầu ở các cấp độ khác nhau của doanh nghiệp như:
+ Lập trang website để quảng bá hình ảnh, thương hiệu.
+ Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để tăng khả năng hợp tác với đối tác.
+ Tạo lợi thế cạnh tranh (một trang website chuyên nghiệp có thể xóa đi ranh giới về tiềm lực tài chính, tuổi đời… của doanh nghiệp nhỏ).
+ Tạo môi trường tương tác hữu hiệu giữa các nhân sự, quản lý công việc (dự án, tiến độ, chấm công, lưu trữ và sửa đổi tài liệu trực tuyến Online, CRM, HR,..)
Lựa chọn công nghệ và đơn vị tư vấn quản lý uy tín là một nguyên tắc nữa mà doanh nghiệp không thể không tuân thủ. Trong hàng loạt sản phẩm công nghệ thông tin của các nhà cung cấp khác nhau, nếu không có kiến thức và đủ tỉnh táo, doanh nghiệp có thể không chọn đúng giải pháp mà mình cần. Chẳng hạn sử dụng phần mềm gì, giá cả ra sao, khả năng phần mềm tương thích với phần cứng hay không, hỗ trợ đào tạo sử dụng,…
Như vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp công nghệ thông tin của doanh nghiệp trong tương lại dễ dàng hơn và các chi phí bỏ ra cũng sẽ được sử dụng hiệu quả.