Top 5 phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả

Top 5 phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả
10.02.2020 4464

Với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần những phương pháp quản lý tài chính thực sự chính xác và hiệu quả. Bạn sẽ cần những phương pháp quản lý tài chính như dưới đây:

1. Luôn cần nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp

(Người quản lý tài chính phải là người hiểu rõ nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp mình)

Bạn là một nhà quản trị, bạn phải nắm rõ tình hình tài chính của công ty trong năm nay cùng nhiều năm trước.

Các báo cáo tài chính chính là những tài liệu cung cấp cho bạn những thông tin này. Hãy dựa trên các số liệu để biết được công ty mình đang có lợi nhuận bao nhiêu, số vốn còn lại, tình hình thu chi như thế nào và thực trạng kinh doanh ra sao, … Sau đó, dựa vào những điều trên, tiến hành phân tích và đưa ra hướng đi phù hợp cho hoạt động tiếp theo của công ty.

2. Chú trọng vào cơ chế quản lý tài chính

(Cần có các cơ chế tài chính phù hợp theo từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp)

Người quản lý tài chính nào trong doanh nghiệp cũng phải chú trọng vào cơ chế quản lý nhất là cơ chế quản lý về nguồn vốn. Những cơ chế này có vai trò quyết định trong việc đầu tư các hoạt động kinh doanh và giúp công ty phát triển. Người quản lý tài chính phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý vào từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu.

Đồng thời, cơ chế quản lý tài chính còn đảm bảo sự an toàn của công ty. Các cơ chế này giúp điều hành nguồn vốn, các chi phí sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với cơ cấu thu chi, từ đó giúp cắt giảm bớt chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận doanh nghiệp.

3. Tập trung vào hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính

(Luôn chủ động tiếp cận và kêu gọi nguồn vốn đầu tư dồi dào để phát triển hoạt động kinh doanh)

Cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Sau khi biết được mọi hoạt động thu chi, ngân sách hoạt động, … bạn phải ngày càng hoàn thiện cơ chế này.

Muốn công ty càng phát triển thì nguồn vốn phải ngày càng dồi dào. Hãy chủ động tiếp cận và tìm kiếm những nhà đầu tư rót vốn trên thị trường. Số vốn được đầu tư sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc, tăng hiệu quản kinh doanh sản xuất cho công ty của bạn.

4. Nâng cao bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp

(Tìm kiếm những nhân viên phù hợp, tinh thần trách nhiệm cao trong bộ máy tài chính)

Không công ty nào phát triển tốt nếu có bộ máy quản lý doanh nghiệp kém, đó chính là lý do bạn phải tập trung vào nâng cao bộ máy này. Hãy nhanh chóng hình thành đội ngũ chuyên gia, nhân viên có kinh nghiệm, năng lực và chuyên môn cao. Họ sẽ là những người chịu vai trò chính để đáp ứng yêu cầu phát triển các hoạt động kinh doanh và sự tồn tại ổn định của doanh nghiệp.

Đồng thời, cùng với việc nâng cao bộ máy quản lý, hãy xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả. Chúng sẽ giúp bạn quản lý được cơ cấu thu chi ngày càng lớn phù hợp với quá trình cạnh tranh ngày càng cao khi công ty phát triển.

5. Lựa chọn cơ cấu sử dụng vốn hiệu quả

Mỗi thời kỳ, cơ cấu vốn cần sử dụng của công ty sẽ có sự khác biệt. Lúc này, điều cần làm của các nhà quản lý tài chính là hãy xem xét, lựa chọn một cơ cấu sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tiết kiệm nhất nhưng vẫn duy trì hoạt động kinh doanh tốt.

Đồng thời, người quản lý phải phân tích và đưa ra được phân chia hợp lý lợi nhuận cho công ty, các cổ đông, bảo vệ quyền lợi các nhân viên. Sau khi trừ đi các chi phí trả lương, phúc lợi, … lợi nhuận sẽ được tái cơ cấu cùng với nguồn vốn để sử dụng cho các bước đi tiếp theo nhằm giúp công ty tăng trưởng và phát triển bền vững.

Trên đây là 5 phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Hãy áp dụng các cách này trong hoạt động quản trị của bạn để đạt được những thành công nhất định trong công việc của mình. 

★★★★★
★★★★★
0/5 - (0 bình chọn) Click để đánh giá
Cùng chuyên mục
Top 5 phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả
10.02.2020 4465
Quản lý tài chính trong doanh nghiệp là một công việc quan trọng, giúp công ty ổn định và phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, để trở thành một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực này thật sự rất khó khăn. Bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các nhà quản trị những góc nhìn đầy đủ cùng 5 phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả đã được đúc kết bởi các chuyên gia tài chính đã thành công nhiều năm trong ngành tài chính.
Những bước quản lý tốt dòng tiền trong kinh doanh
07.02.2020 3158
Tiền mặt được xem là tối thượng khi nói đến việc quản lý tài chính của một công ty đang trên đà phát triển. Sự chậm trễ giữa khoảng thời gian bạn phải trả tiền cho nhà cung cấp và tiền lương nhân viên so với khoảng thời gian mà nguồn tiền bạn phải thu về từ khách hàng là cả một vấn đề, và giải pháp cho vấn đề này là việc quản lý dòng tiền, nghĩa là trì hoãn việc chi tiêu tiền mặt càng lâu càng tốt trong khi huy động bất cứ khoản tiền người khác nợ bạn, trả cho bạn càng nhanh càng tốt.
Các doanh nghiệp nên quản lý thu chi thế nào cho hiệu quả
04.02.2020 2820
Kiểm soát chi phí doanh nghiệp ở thời nào cũng rất quan trọng, nhất là trong thời đại ngày nay khi tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, thành công sẽ thuộc về doanh nghiệp được kiểm soát chi phí chặt chẽ. "Sai một ly đi một dặm", các chi phí trong doanh nghiệp mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu không có sự kiểm soát gắt gao sẽ dễ gây thất thoát và đẩy doanh nghiệp đến bên bờ vực phá sản. 
Quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ và những điều cần biết
20.11.2019 3946
Quản lý tài chính doanh nghiệp không hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều công ty từ công ty vừa và nhỏ cho đến các tập đoàn lớn. Để việc kinh doanh diễn ra hiệu quả, nhà quản lý không thể bỏ qua các kiến thức về quản lý tài chính doanh nghiệp sau đây. Quản lý tài chính doanh nghiệp là việc phân tích các thông tin phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và lập kế hoạch kinh doanh sao cho hiệu quả. Quản lý tài chính doanh nghiệp có thể bao gồm kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn và quản lý vốn hiệu quả. Một nhà quản lý nếu không nắm được công việc này thì sẽ không biết cách thức và phương thức thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng việc kinh doanh.
Quy trình lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp
22.10.2019 7970
Lập kế hoạch tài chính là công việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó liên quan đến các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này. Ngoài ra, lập kế hoạch tài chính cũng là phần công việc tốn nhiều thời gian và nhân lực do cần đến sự tham gia của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.
4 Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao
22.10.2019 10011
Quản trị tài chính có tầm quan trọng trong doanh nghiệp. Đứng dưới góc độ nhà quản lý, bạn đã sử dụng những nguyên tắc nào để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Hãy cùng tôi tham khảo những nguyên tắc quản trị tài chính sau đây.
Tài chính doanh nghiệp là gì?
22.10.2019 21426
Mọi quyết định được đưa ra trong một doanh nghiệp đều có ý nghĩa tài chính và bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc sử dụng tiền đều là quyết định tài chính của doanh nghiệp.
10 cách quản lý tài chính của người giàu
22.10.2019 6981
Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn kiếm được thật nhiều tiền. Và tất nhiên, người giàu là những người rất giỏi kiếm tiền. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, với khối tài sản khổng lồ hàng tỷ USD như thế, người giàu giữ tiền và cất tiền như thế nào?
Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp năm 2019
22.10.2019 2613
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động đều cần tuân thủ các quy định của nhà nước, đối với kế toán, các thông tư về chế độ kế toán doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Cùng điểm lại những thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp năm 2019 trong bài viết dưới đây.
Bán hàng và công việc của kế toán bán hàng
22.10.2019 2770
Không quá khó khăn để có thể trở thành một nhân viên kế toán bán hàng. Bởi công việc này không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc về kế toán. Rất phù hợp cho các sinh viên kế toán mới ra trường còn chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Công việc của kế toán bán hàng này giúp các bạn tích lũy được những kinh nghiệm thực tế. Cũng như phong cách làm việc của một nhân viên kế toán. Nhưng nếu chưa làm công việc này. Thì cũng rất khó để hình dung ra việc cần làm của một kế toán bán hàng. Dưới đây lamketoan.vn xin dành một bài viết chia sẻ về bán hàng và công việc của kế toán bán hàng thực tế.
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
22.10.2019 2545
Hệ thống tài chính trong doanh nghiệp được ví như hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể nuôi tất cả các bộ phận và toàn thể. Tài chính có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động như các khoản phải thu, phải trả.
Quản lý
Top 7 giải pháp văn phòng số được doanh nghiệp tin dùng
06.09.2024 285
E-Office (văn phòng số, văn phòng điện tử) là mô hình quản lý hiện đại đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. 

Phát triển bản thân
Cuộc sống đầy sóng gió của người sáng lập KFC
22.03.2024 626
KFC là một thương hiệu gà rán không còn gì xa lạ ở Việt Nam. Nhưng để thành lập ra được tiệm gà này, ông chủ KFC ngoài tuổi 60 vẫn phải đi mời chào các cửa hàng khắp nước Mỹ thử món gà của mình.

Công nghệ
10 nhà lãnh đạo tập đoàn công nghệ hàng đầu lọt danh sách Time 100 AI
10.09.2024 36
Các nhà lãnh đạo công nghệ có ảnh hưởng đã được đưa vào danh sách này đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng các cuộc thảo luận xung quanh trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực công cộng. Họ có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của AI, cũng như việc áp dụng AI một cách có đạo đức và có trách nhiệm.

Giải trí
10 điều ‘dân văn phòng’ cần tránh mỗi buổi sáng khi đến văn phòng
23.10.2019 3220
Đối với nhiều người, khoảng thời gian mới bắt đầu tới văn phòng là khoảng thời gian chuẩn bị hoặc đơn giản chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi khi vừa di chuyển tới văn phòng hay để chuẩn bị cho 1 ngày dài làm việc. Tuy nhiên đây là 10 điều mà bạn cần tránh trong 10 phút đầu tiên khi bạn bước vào văn phòng làm việc. Hãy xem mình có bao nhiêu thói quen xấu và thay đổi ngay từ ngày mai đi nhé! Dưới đây là 10 sai lầm thường mắc phải nhất khi bắt đầu một ngày làm việc.