Jordan B. Peterson, trước đây là Giáo sư Khoa Tâm lý học tại Đại học Harvard, hiện là Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Toronto đã tiết lộ 8 quy luật cuộc sống mà bạn cần biết nếu sớm muốn thành công.
1. Đứng thẳng, ngẩng đầu và ưỡn ngực
Nếu bạn tiếp tục cúi đầu như một con tôm thất bạ,i sẽ dễ tạo ra cảm giác lo lắng và buồn bã, và không thể có được nơi ở, năng lượng cùng những người đồng hành đáng tin cậy.
Nếu bạn tỏ ra thất bại, người khác sẽ coi bạn là kẻ thất bại. Nếu bạn đứng thẳng, người khác sẽ đối xử khác với bạn. Hãy cẩn thận với tư thế, hãy ngẩng cao đầu, nhìn thẳng về phía trước và chấp nhận rủi ro. Hãy để tư thế của bạn quyết định bạn là ai.
2. Hãy tử tế với chính mình
Hãy nghiêm túc với bản thân, trau dồi nhân cách, lựa chọn mục tiêu phù hợp.
Bạn cần biết mình đang ở đâu trước khi có thể hoạch định lộ trình tiếp theo. Bạn cần biết mình là ai trước khi có thể cân bằng điểm mạnh và điểm yếu. Bạn cần biết mình muốn đi đâu trước khi có thể kiểm soát được sự hỗn loạn của cuộc sống. Bạn cần phải biết hướng đi thì mới có thể kịp thời bảo vệ chính mình, để không rơi vào những lời phàn nàn, oán giận.
Bạn cần phải làm rõ những nguyên tắc của mình để người khác không dễ dàng lợi dụng bạn. Hãy là người sống có kỷ luật, tự giác, đồng thời khen thưởng bản thân kịp thời. Những điều tốt đẹp không tự động tới, chúng ta cần phải nỗ lực để phát triển bản thân.
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của tầm nhìn và phương hướng trong việc biến những trở ngại dường như không thể vượt qua thành con đường thênh thang. Hãy nghiêm túc với bản thân ngay từ những việc nhỏ nhất.
3. Chọn những người bạn phù hợp
Bạn nên chọn những người bạn tốt để giúp nhau cùng tiến bộ. Đó là người chung chí hướng, cầu tiến, tinh thần lạc quan. Ngược lại, nếu chọn bạn xấu sẽ như kiểu không có động lực, đưa thuốc lá cho người đã cai thuốc, rót rượu cho người đã cai rượu.
4. So sánh bản thân với chính bạn của ngày hôm qua
Sai lầm phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải khi đặt mục tiêu là so sánh bản thân với người khác. Thay vì so sánh với người khác, bạn nên so sánh với chính mình. Hãy đặt mục tiêu cho bản thân mỗi ngày, dù đó là điều nhỏ nhất.
Bạn có thể cảm thấy hơi ngớ ngẩn khi làm điều này, nhưng không sao cả, bạn sẽ làm lại vào ngày mai, ngày mốt, ngày kia và tiếp tục làm như vậy. Theo thời gian, bạn sẽ trở thành phiên bản tốt đẹp hơn rất nhiều. Sau đó, bạn có thể đặt ra những mục tiêu lớn hơn, những lý tưởng lớn hơn.
Để khám phá những điều này, bạn có thể tự hỏi mình 3 câu hỏi:
“Điều gì đang khiến tôi suy nghĩ mỗi ngày?”.
“Tôi có quyền thay đổi nó không?”.
“Tôi có thực sự muốn thay đổi điều đó không?”.
5. Hãy thay đổi thói quen xấu trước khi chỉ trích thế giới
Bạn có tận dụng tối đa mọi cơ hội không? Bạn đang làm việc chăm chỉ để phát triển sự nghiệp không? Bạn có tôn trọng bạn đời và con cái không? Bạn có những thói quen xấu làm suy yếu sức khỏe và hạnh phúc không? Bạn đã chủ động chịu trách nhiệm chưa? Bạn có thành thật với bạn bè và gia đình không? Bạn đã làm những việc có thể làm để khiến cuộc sống tốt đẹp hơn chưa? Bạn đã dọn dẹp cuộc sống của mình chưa?
Nếu câu trả lời là không, có lẽ ngay hôm nay bạn nên ngừng làm những việc mà bạn biết là sai. Hãy bắt đầu bằng việc thay đổi những thói quen xấu.
6. Hãy nói sự thật hoặc ít nhất là không nói dối
Chạy trốn hay nói thật không chỉ là hai lựa chọn khác nhau mà còn là hai con đường sống, hai cách tồn tại hoàn toàn khác nhau.
Làm điều gì đó mà bạn biết là sai là cố ý làm điều đó, và để xảy ra một lỗi lẽ ra có thể ngăn chặn được là hành vi lơ là nhiệm vụ.
Lúc đầu bạn nói dối một chút, sau đó bạn phải che đậy nó bằng nhiều lời nói dối hơn. Khi đó bạn bóp méo suy nghĩ của mình để tránh xấu hổ khi nói dối, và bạn nói dối nhiều hơn để che đậy hậu quả của việc bóp méo đó.
Những lời nói dối này sẽ biến thành niềm tin và hành vi vô thức một cách tự động, có cấu trúc với sự lặp đi lặp lại liên tục. Khi hành vi đạo đức giả không mang lại kết quả mong muốn, cuộc sống của bạn bắt đầu xấu đi. Hãy nói sự thật, hoặc ít nhất là không nói dối.
7. Đối mặt trực tiếp với vấn đề
Không ai có thể tìm được một người bạn hoàn hảo đến mức không cần phải vun đắp cho mối quan hệ. Sự thật là bạn cần một người cũng không hoàn hảo như bạn. Đừng trốn tránh vấn đề, hãy đối mặt trực tiếp và tìm ra nguyên nhân gốc rễ, đó là cách tốt nhất để giải quyết nó.
Hãy nhận ra lỗi sai, điểm chưa hoàn hảo của nhau thì bạn mới bao dung với người khác được. Đây là cách bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và bảo vệ bạn khỏi những bi kịch cuộc đời.
8. Tập trung vào những điều tốt đẹp
Hãy xử lý mọi thứ một cách thận trọng, sắp xếp những thứ bạn có thể kiểm soát, sửa chữa những thứ chưa ổn và phấn đấu để đạt được kết quả xuất sắc. Dành một chút thời gian mỗi ngày để tập trung suy nghĩ và thảo luận về tất cả các khủng hoảng, đồng thời quên chúng đi trong thời gian còn lại.
Nếu bạn không hạn chế tác động của khủng hoảng, bạn sẽ kiệt sức. Bạn cần phải bảo toàn tinh thần vì đây là một cuộc chiến chứ không phải trận chiến. Đừng quá áp lực, hãy luôn suy nghĩ tích cực, suy nghĩ về những điều tốt đẹp bình dị.
Khi bạn gặp một con mèo trên đường, hãy vuốt ve nó. Vào những ngày tốt lành, đây là nguồn hạnh phúc bổ sung, còn vào ngày tồi tệ, đây là nguồn động viên nho nhỏ.
(Theo: Cafebiz)