7 bài học kinh doanh hữu ích từ Đại học Harvard

7 bài học kinh doanh hữu ích từ Đại học Harvard
03.11.2023 1110

Tác giả Richard Feloni của Business Insider đã chia sẻ 7 bài học kinh doanh mà ông rút ra sau khi tham gia một khóa học kinh doanh trực tuyến của ngôi trường Harvard nổi tiếng.

1. Trong đấu giá, người chiến thắng cũng có thể là người thua cuộc

7-bai-hoc-kinh-doanh-harvard-1

Nếu không ai trong buổi đấu giá nắm đầy đủ thông tin về giá trị của món hàng, thì người chiến thắng chỉ đơn giản là người quyết tâm nhất (hoặc lạc quan nhất) khi sẵn sàng trả giá cao hơn những người khác.

Người đưa ra mức giá thấp hơn giá trị của món đồ, hoặc mức giá bằng với giá trị của món đồ đều không thắng đấu giá. Và dĩ nhiên họ cũng không thu được bất kỳ lợi nhuận nào. Điều này có nghĩa là người chiến thắng - tức người trả giá cao hơn 2 trường hợp trên, đã đánh giá giá trị của món đồ cao hơn so với thực tế. Do đó, người này thậm chí còn bị mất tiền (lợi nhuận âm).

2. Gói sản phẩm nên tối đa hóa giá trị chứ không phải gây lãng phí

Chắc hẳn trong cuộc đời, ai cũng từng ít nhất một lần mua trọn bộ một gói sản phẩm, mà trong đó có những thứ bản thân thực sự không cần đến.

Chẳng hạn, bạn thật sự cần sử dụng Microsoft Word, cũng có thể sử dụng cả Power Point, và nghĩ rằng đôi lúc bạn cũng cần phải đúng đến Excel. Dĩ nhiên, mức giá trọn gói sản phẩm ưu đãii hơn nhiều so với việc chỉ mua mỗi Word. Thế nên, bạn bắt đầu cân nhắc việc trả nhiều tiền hơn để mua trọn bộ.

Cái hay của việc kinh doanh gói sản phẩm, là nó tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp không phải vì nhu cầu thực sự của khách hàng, mà vì sở thích của họ.

Cuối cùng, Microsoft chiến thằng bằng cách tạo ra chính sách phân biệt giá, một chiến lược mà trong đó những hàng hóa giống nhau sẽ được bán với mức giá chênh lệch tại những thị trường khác nhau. Giống như việc bạn sẵn sàng mua bộ sản phẩm gồm khăn giấy (theo nhu cầu của mình) và thêm một vài loại khăn giấy đang khuyến mãi khác, chỉ vì bạn thấy có chương trình ưu đãi.

3. Giá trần và giá sàn có thể chỉ làm phức tạp hóa vấn đề thay vì giải quyết nó

Sau cơn bão Sandy, bang New York đã quyết định ban hành đạo luật “Chống giá cắt cổ” (anti-price gouging law), mục đích là để giữ mức giá nhiên liệu công bằng cho mọi người dân thuộc tất cả các tầng lớp trong khu vực.

Khi nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu mua hàng lại ngày một tăng cao (do giá bán thấp hơn mức giá cân bằng nơi cung và cầu gặp nhau), New York xảy ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và người dân phải xếp hàng dài chờ đợi. Và vì không được bán với giá vượt mức "giá trần", các công ty ở những bang khác không đủ động lực để vận chuyển nhiên liệu đến bán cho khách hàng ở New York. Tình trạng khan hiếm lại càng nặng hơn, dẫn tới việc rất nhiều người dân gặp khó khăn vì không mua được xăng dầu, khí đốt để dùng.

Trường hợp giá trần, giá sàn không có tác dụng cũng xảy ra tương tự đối với mức lương tối thiểu. Khi chính quyền quyết định áp mức giá sàn (giá tối thiểu) cho một thị trường lao động có độ co giãn. Khi đó, rất nhiều công nhân chấp nhận làm tăng ca để được trả thêm tiền, dẫn đến tình trạng dư thừa sức lao động và kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

4. Chi phí cố định không liên quan tới việc định giá sản phẩm

7-bai-hoc-kinh-doanh-harvard-2

Những chi phí cố định như tiền thuê nhà hay đầu tư trang thiết bị sẽ không thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi. Chi phí biến đổi như nguyên vật liệu và bao bì thì có thay đổi theo số lượng sản phẩm.

Chi phí cố định có thể ảnh hưởng đến quyết định gia nhập ngành mới, hay tiếp tục kinh doanh lĩnh vực hiện tại của công ty, nhưng không liên quan đến việc định giá sản phẩm.

Ví dụ: Nếu chủ một quán cà phê bỏ ra 300.000USD để mở quán và sản xuất một cốc cà phê với mức chi phí 2USD, thì bất cứ khoản tiền nào kiếm được khi bán cốc cà phê với giá cao hơn 2USD cũng là lợi nhuận của cô ấy. Và cô ấy cũng có thể tùy ý hạ giá bán xuống tới 2USD để cạnh tranh về giá với các đối thủ khác nếu cần. Con số 300.000USD không phải là yếu tố quyết định giá của cốc cà phê là bao nhiêu.

5. Định luật giới hạn trung tâm giải thích vì sao chúng ta có thể sử dụng mẫu ngẫu nhiên để tìm hiểu về một quần thể

Nếu bạn đang đo lường tác động của một biến số lên một quần thể - ví dụ, đo lường xem khoảng cách từ trung tâm thành phố ảnh hưởng đến giá của một ngôi nhà ngoại ô như thế nào. Thì phân phối của các trung bình của những mẫu đó sẽ được gọi là phân phối chuẩn (tức là nó sẽ có hình dạng của một đường cong chuông). Mức trung bình của đường cong chuông này sẽ cho kết quả trung bình thực sự của quần thể.

7-bai-hoc-kinh-doanh-harvard-4

Tuy nhiên, trong thực tế, không ai lại tốn nhiều thời gian và nguồn lực để khảo sát một lượng lớn mẫu và ngồi tính toán trung bình. Thay vào đó, với độ tin cậy khoảng 95%, trung bình của mẫu sẽ nằm giữa hai độ lệch chuẩn so với trung bình của quần thể. Nếu không đi sâu vào toán học thì đây là cách chúng ta có thể tự tin xác định phạm vi các giá trị được tính từ một mẫu.

6. Một công ty có thể tự do quyết định cách thức kế toán của mình, chẳng hạn như cách xác định khấu hao tài sản và giá trị tồn kho

Khi một nhà máy đóng chai mua được một máy đóng chai mới, thì công ty sẽ quyết định cách tính giá trị hao mòn của nó – tức là cách xác định khấu hao dựa vào thời gian sử dụng.

Có hai cách chính để lựa chọn là khấu hao nó theo phương pháp đường thẳng (tức mức khấu hao hằng năm sẽ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản), và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (tức chi phí được ghi nhận trong những năm đầu sẽ nhiều hơn so với những năm sau đó).

Tương tự, khi một công ty sản xuất nước trái cây thay đổi giá của một sản phẩm thì có thể định giá giá trị hàng tồn kho của mình bằng hai phương pháp: Đó là nhập trước – xuất trước (FIFO), tức là những chai nước ép được nhập vào kho lâu nhất sẽ được ghi nhận là xuất đầu tiên; hoặc là Nhập sau – xuất trước (LIFO), tức những hàng hóa nhập kho gần nhất sẽ được xuất ra trước. Cả hai phương pháp này đều không phụ thuộc vào tình hình thực tế diễn ra.

7. Cách dòng tiền lưu thông tiết lộ “sức khỏe” của công ty

7-bai-hoc-kinh-doanh-harvard-3

Những thông báo định kỳ về dòng tiền hiện có của công ty cho thấy cách mà lượng tiền mặt này dịch chuyển “ra”, “vào” từ những hoạt động như kinh doanh (sản xuất sản phẩm), đầu tư (khoản tiền mặt chủ yếu sẽ liên quan đến những tài sản dài hạn như bất động sản, trang thiết bị), và những hoạt động tài chính (tiền mặt tăng lên liên quan đến việc tăng vốn đầu tư hay chi trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư).

Và sau đây là cách giải thích cụ thể hơn:

- Khởi nghiệp: Thông thường dòng tiền trong giai đoạn này sẽ đi ra, tiền “rót” vào việc vận hành, và đầu tư với những biến động lớn trong hoạt động tài chính.

- Sinh lãi (Giai đoạn tăng trưởng): thường có dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền ra dành cho hoạt động đầu tư và sự biến động trong các hoạt động tài chính.

- Trưởng thành (Giai đoạn ổn định): Tương tự như giai đoạn tăng trưởng, tuy nhiên lúc này sẽ có một ít dòng tiền ra khỏi công ty dành cho việc đầu tư, thay thế thiết bị đã cũ. Và lượng tiền ra dành cho hoạt động tài chính cũng nhiều hơn (dùng để trả các khoản vay hoặc chi trả cổ tức cho cổ đông).

- Suy thoái: dòng tiền lưu thông ra bên ngoài nhằm hỗ trợ hoạt động vận hành kinh doanh, đồng thời sẽ có thêm dòng tiền chảy vào công ty nhờ những hoạt động đầu tư (ví dụ: bán tháo các tài sản không dùng đến), và dòng vốn lưu thông ra-vào từ những hoạt động tài chính (nhiều khả năng công ty không tìm những khoản vay mới, hay thậm chí gặp khó khăn trong việc trả những khoản vay hiện tại).

(Bài viết được dịch từ Business Insider)


★★★★★
★★★★★
0/5 - (0 bình chọn) Click để đánh giá
Cùng chuyên mục
ADB lạc quan về tăng trưởng GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương
18.07.2024 366
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế, các chuyên gia của ADB dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á được duy trì ở mức 4,6% trong năm nay nhờ sự cải thiện vững vàng về nhu cầu nội địa và bên ngoài.
Kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2024 sẽ ra sao?
18.07.2024 103
Nửa đầu 2024, kinh tế Việt Nam tăng 6,2%, chuyên gia nước ngoài dự báo 6 tháng cuối năm.
7 giải pháp thay thế Google Docs để tạo và quản lý tài liệu
30.05.2024 221
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý tài liệu có nhiều chức năng hơn, khả năng tương thích tích hợp và tính linh hoạt hơn Google Docs, hãy tham khảo các gợi ý sau đây từ chuyên gia Bitrix24 - nền tảng quản lý tiên tiến từ Mỹ.
Cách điều hành độc đáo của các ông chủ công nghệ
13.05.2024 308
Đã bao giờ bạn tự hỏi những người đứng đầu các gã khổng lồ ngành công nghệ quản lý công ty của mình như thế nào? Dưới đây là một số thói quen kỳ lạ trong cách quản lý họ.
Chiến dịch thu thập thông tin bí mật từ đối thủ của Amazon
24.04.2024 4962
Amazon được cho là tiến hành chiến dịch gần 10 năm, cài nhân viên "nằm vùng" trên chợ điện tử của đối thủ để thu thập bí quyết kinh doanh.
“Vua bán dẫn” Đài Loan khởi nghiệp ở tuổi 55, tạo nên đế chế chip hơn 700 tỷ USD
20.04.2024 572
Ở tuổi 55, Morris Chang thành lập TSMC - công ty chip giá trị nhất toàn cầu. Sự nghiệp tận tâm đến mức đủ để ông trở thành huyền thoại, ngay cả khi đã nghỉ hưu.
CEO Nvidia từng đi rửa bát thuê
20.03.2024 905
Jensen Huang nói thành công rực rỡ của ông trong ngành chip bắt đầu từ bài học khi làm nhân viên rửa bát trước khi được thăng chức lên làm phục vụ.
10 lời khuyên quý báu từ người sáng lập tập đoàn Virgin
19.03.2024 769
Richard Branson là một doanh nhân có tầm nhìn xa và luôn chấp nhận mạo hiểm, nhờ đó ông đã tích lũy được khối tài sản 2 tỷ đô la tính đến 2024 theo Forbes. Ông đã tạo ra một tập đoàn lớn mạnh - Virgin với hàng chục nghìn nhân viên.
Bill Gates: "Cuộc sống còn nhiều điều hơn là công việc"
13.03.2024 895
Trong một buổi trò chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Đại học Bắc Arizona, tỷ phú Bill Gates cho rằng "Cuộc sống còn nhiều điều hơn là công việc" - điều mà ông ước mình đã biết trong những ngày đầu làm việc tại Microsoft. Vị tỷ phú cũng đưa ra một số lời khuyên giúp mọi người cân bằng cuộc sống, tránh rơi vào tình trạng bị áp lực triền miên.
Học hỏi Elon Musk về phương pháp quản lý thời gian hiệu quả
28.02.2024 857
Elon Musk có thể làm việc lên đến 100 giờ một tuần nhưng vẫn luôn có thể dành thời gian cho gia đình và sở thích cá nhân của mình. Làm sao vị tỉ phú này có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả như vậy?
8 lời khuyên từ giáo sư Đại học Harvard
01.02.2024 493
Jordan B. Peterson, trước đây là Giáo sư Khoa Tâm lý học tại Đại học Harvard, hiện là Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Toronto đã tiết lộ 8 quy luật cuộc sống mà bạn cần biết nếu sớm muốn thành công.
Satya Nadella: người đánh thức gã khổng lồ đang say ngủ Microsoft
05.01.2024 883
Satya Nadella chính thức đảm nhận vị trí CEO của Microsoft vào tháng 2 năm 2014. Kể từ thời điểm đó, ông đã liên tục thực hiện nhiều thay đổi cho Microsoft, củng cố vị trí của hãng trên thị trường công nghệ nhiều biến động.
No Silo: Bí mật quản trị bậc thầy của Steve Jobs và Elon Musk
27.12.2023 1081
Bí mật khiến Apple đánh gục Sony bằng iPod không chỉ nằm ở cuộc cách mạng công nghệ, mà còn là kỹ năng quản trị của Steve Jobs được cả Elon Musk học hỏi.
7 bài học kinh doanh hữu ích từ Đại học Harvard
03.11.2023 1111
Tác giả Richard Feloni của Business Insider đã chia sẻ 7 bài học kinh doanh mà ông rút ra sau khi tham gia một khóa học kinh doanh trực tuyến của ngôi trường Harvard nổi tiếng.
Lạm phát Mỹ - tài sản của giới tỷ phú 'bốc hơi' 93 tỷ USD
14.09.2022 892
Tài sản của các tỷ phú giàu nhất nước Mỹ "bốc hơi" 93 tỷ USD trong phiên giao dịch hôm 13/9 sau khi lạm phát nước này cao hơn dự báo.
Quản lý
McKinsey chia sẻ kỳ vọng tích cực về kinh tế toàn cầu
26.07.2024 192
Khảo sát toàn cầu mới nhất của McKinsey cho thấy sự lạc quan của các giám đốc điều hành về tình hình kinh tế, mặc dù lo ngại về suy thoái kinh tế và tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Phát triển bản thân
Cuộc sống đầy sóng gió của người sáng lập KFC
22.03.2024 497
KFC là một thương hiệu gà rán không còn gì xa lạ ở Việt Nam. Nhưng để thành lập ra được tiệm gà này, ông chủ KFC ngoài tuổi 60 vẫn phải đi mời chào các cửa hàng khắp nước Mỹ thử món gà của mình.

Công nghệ
Khai thác AI để vận hành xuất sắc trong sản xuất
20.05.2024 365
Trong kỷ nguyên sản xuất hiện đại, việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào các quy trình vận hành đã trở thành một chiến lược then chốt để đạt được Hoạt động xuất sắc và tối đa hóa các phương pháp Lean Six Sigma.

Giải trí
10 điều ‘dân văn phòng’ cần tránh mỗi buổi sáng khi đến văn phòng
23.10.2019 3114
Đối với nhiều người, khoảng thời gian mới bắt đầu tới văn phòng là khoảng thời gian chuẩn bị hoặc đơn giản chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi khi vừa di chuyển tới văn phòng hay để chuẩn bị cho 1 ngày dài làm việc. Tuy nhiên đây là 10 điều mà bạn cần tránh trong 10 phút đầu tiên khi bạn bước vào văn phòng làm việc. Hãy xem mình có bao nhiêu thói quen xấu và thay đổi ngay từ ngày mai đi nhé! Dưới đây là 10 sai lầm thường mắc phải nhất khi bắt đầu một ngày làm việc.