

Oliver Wyman - công ty tư vấn quản lý đa quốc gia đã chỉ ra một số chiến lược chính để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho các danh nghiệp viễn thông trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Bất chấp xu hướng cung cấp dữ liệu sử dụng không giới hạn cho khách hàng, các doanh nghiệp viễn thông vẫn có thể đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua một số cách. Mặc dù khả năng kết nối mạng với phạm vi phủ sóng toàn quốc hiện được xem như là điều hiển nhiên, nhưng chất lượng mạng và cả trải nghiệm dịch vụ – vẫn sẽ là điểm khác biệt. Nhiều khách hàng sẵn sàng trả tiền để có trải nghiệm tốt hơn. Và các dịch vụ bảo mật dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp “ghi điểm” khi mối lo ngại gia tăng về an toàn thông tin cá nhân ngày càng gia tăng. Trong số những người tham gia cuộc khảo sát gần đây của Oliver Wyman ở độ tuổi 35 trở lên, 29% cho biết họ “miễn cưỡng/sợ hãi” đối với các công ty lưu trữ dữ liệu cá nhân của họ để cá nhân hóa các dịch vụ, trong khi 20% cho biết họ khó chịu với những lời đề nghị như vậy.
Để đầu tư đáp ứng nhu cầu kết nối trong tương lai của ngành, xã hội và chính phủ, các công ty viễn thông cần tìm ra những cách mới để tăng doanh thu và lợi nhuận. Theo nghiên cứu gần đây của Oliver Wyman, các công ty viễn thông có thể áp dụng chiến lược sau để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
Chiến lược này bao gồm việc định giá thị trường một cách thông minh bằng cách giới thiệu các dịch vụ mới cho các gói hiện có làm cơ sở cho việc tăng giá.
Một số doanh nghiệp ở Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ đã thực hiện những bước đi táo bạo để tăng doanh thu bằng cách áp dụng chiến lược này và tạo nên làn sóng tăng giá sản phẩm. Tuy nhiên, chiến lược này cần có điều kiện thị trường cụ thể, thị phần công ty phải ổn định và không chênh lệch lớn giữa các “người chơi” để không nhà mạng nào có thể tăng doanh thu bằng cách giảm giá để tăng số lượng.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn. Trong làn sóng đầu tiên, các nhà cung cấp giới thiệu các dịch vụ thoại không giới hạn và sau đó bổ sung thêm dữ liệu di động cho đến khi đạt đến mức dồi dào. Làn sóng thứ hai chủ yếu dựa trên việc định giá kết nối Internet nhanh hơn hoặc chuyển sang cáp quang. Làn sóng thứ ba tập trung vào việc bổ sung thông tin, để tạo các gói gia đình và chia sẻ dữ liệu.
Khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có được những trải nghiệm thú vị và sự gắn kết thương hiệu mạnh mẽ. Oliver Wyman đã nhận thấy việc sử dụng dữ liệu khách hàng kết hợp với khả năng quản lý dữ liệu mạnh mẽ có thể tạo thành nền tảng “độc nhất” giúp cải thiện đáng kể hiệu suất kinh doanh. Lợi ích có thể bao gồm việc tăng tốc độ tương tác với khách hàng và giảm tỷ lệ khách hàng rời đi.
Dữ liệu có thể giúp tăng cường hiệu quả tiếp thị và kinh doanh. Ví dụ, doanh nghiệp có thể cải thiện việc lựa chọn mục tiêu để thực hiện các hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn, nhờ các dữ liệu về thị hiếu và sở thích của khách hàng. Một vai trò khác của dữ liệu là lập bản đồ các hộ gia đình và thị trường, chẳng hạn như số lượng thiết bị và cá nhân trong một ngôi nhà nhất định, các dịch vụ mà một hộ gia đình có thể yêu cầu và giá trị mà hộ gia đình đó có thể mong đợi tạo ra.
Dữ liệu có thể giúp cá nhân hoá mối quan hệ giữa nhà điều hành và từng khách hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm, lòng trung thành và khả năng giữ chân khach hàng. Chẳng hạn như nhanh chóng nắm bắt vấn đề người dùng gặp phải để kịp thời có biện pháp ngăn chặn hay giảm thiểu tác động. Ngoài ra, trải nghiệm khách hàng có thể được nâng cao với việc dùng AI đánh giá chất lượng dịch vụ và mạng lưới.
Để khai thác tối đa hiệu quả nguồn dữ liệu khách hàng, các phần mềm CRM được xem như “cánh tay phải” đắc lực của doanh nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến CRM Bitrix24 - hệ thống CRM mạnh mẽ và miễn phí được tích hợp trong phần mềm quản lý doanh nghiệp tiên tiến hiện đại Bitrix24, hiện đang bùng nổ hơn 12 triệu tổ chức sử dụng trên toàn thế giới.
Các doanh nghiệp viễn thông là những nhà cung cấp dịch vụ đa sản phẩm mạnh mẽ và họ nên tiếp tục ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới trong thập kỷ tới.
Thực tế ảo (VR) đã xuất hiện trong một số ứng dụng và hướng đến thị trường đại chúng. Để hoạt động hiệu quả, VR cần kết nối không dây, đồng nghĩa băng thông di động lớn hơn với chi phí thấp. Độ trễ cũng là một yêu cầu quan trọng để người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
Trong khi đó, Internet vạn vật (IoT) là cơ hội tuyệt vời cho các công ty viễn thông. Theo phân tích của Gartner, thị trường này trong giai đoạn từ 2016 đến 2021 đã tăng gấp 3 lần, lên mức 750 tỷ USD.
Tiếp đến là sự phát triển của ô tô kết nối, vốn yêu cầu băng thông cao với độ trễ thấp. Trong đó, nhu cầu dịch vụ thông tin giải trí kết nối trong xe cũng tiêu thụ lượng lớn dữ liệu.
“Nhà thông minh” cũng có khả năng phát triển nhanh chóng. Hiện tại, các gia đình hầu hết đều kết nối truyền hình thông qua các hộp giải mã tín hiệu số TV và thiết bị Wi-Fi do các nhà mạng viễn thông cung cấp.
Một số công ty viễn thông đang có những bước đi táo bạo để cạnh tranh trong lĩnh vực này và họ có vị thế tốt để cung cấp một số dịch vụ mới, bao gồm quản lý năng lượng, an ninh gia đình, điều khiển thiết bị từ xa và giám sát sức khỏe.
Ví dụ, năm 2017, nhà mạng Orange đã công bố một trợ lý giọng hát có tên Djingo dựa trên hệ thống Watson AI của IBM.
Trong khi đó, Telefónica phát hành trợ lý AI Aura, được vận hành bằng giọng nói và phản hồi các lệnh nhằm cung cấp thông tin thanh toán, chọn nội dung TV và bắt đầu cuộc gọi điện video, hay dự đoán nhu cầu tương lai từ hành vi quá khứ.
Bảo mật dữ liệu cá nhân là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển trong bối cảnh nhu cầu và các quy tắc liên quan đến quyền riêng tư ngày càng tăng. Nổi bật nhất trong số này là Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh Châu Âu, và có nhiều biện pháp khác đang được đưa ra ở Châu Á và Châu Mỹ, chẳng hạn như Đạo luật về quyền riêng tư của người tiêu dùng California.
Các doanh nghiệp viễn thông có thể cung cấp dịch vụ bảo mật và quyền riêng tư cao cấp với một mức phí bổ sung. Một số nhà cung cấp viễn thông lớn trên thế giới đã và đang thực hiện dịch vụ này.
Một cơ hội khác để mở rộng hoạt động ra ngoài lĩnh vực viễn thông là tham gia lĩnh vực kinh doanh như năng lượng và bảo hiểm. Sử dụng ngân hàng dữ liệu và dịch vụ hỗ trợ tại nhà, các công ty viễn thông có thể liên kết một số dịch vụ khác nhau.
Dịch vụ quảng cáo và cung cấp dữ liệu cho các công ty truyền thông đang nhanh chóng trở thành một nguồn doanh thu đáng kể. Công ty viễn thông có tiềm năng cung cấp kiến thức về người tiêu dùng – chẳng hạn như những gì họ xem trên TV và các trang web trực tuyến… cho giới truyền thông và nhà quảng cáo.
Các doanh nghiệp viễn thông thường cung cấp cả dịch vụ kết nối và Công nghệ thông tin cho khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà cung cấp CNTT hiện đang cạnh tranh trong lĩnh vực này, cũng như những đối thủ mới như Amazon và Akamai - những công ty có thể đưa ra những giải pháp vượt trội nhờ công nghệ mới hoặc khả năng kiểm soát đám mây.
Ngoài ra, các công ty viễn thông cũng có thể cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và dữ liệu toàn diện. Một số khách hàng tiêu biểu ở lĩnh vực này là dịch vụ tài chính, sản xuất và khu vực công. Ví dụ: ngành công nghiệp ô tô cần xử lý dữ liệu về phương tiện để hiểu rõ hơn về chất lượng, an toàn và hiệu suất.
(Thông tin được dịch và biên tập từ Oliver Wyman: Telco2025: Telcos Need New Revenue Streams, Even As Connectivity Demand Rises)