Ngành bán lẻ đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi số. Việc mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến và buôn bán các sản phẩm thiết yếu trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai, ngành bán lẻ vẫn chưa thể thích ứng tốt với xu hướng mới. Vậy làm thế nào để ngành bán lẻ có thể tăng tốc trên con đường chuyển đổi số?
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?
Theo Gartner, một công ty hàng đầu về nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin, chuyển đổi số là “việc áp dụng các công nghệ số để biến đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những giá trị, doanh thu và cơ hội mới”.
Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ của Aptos, cho biết: “Chuyển đổi số ngành bán lẻ là việc chuyển từ mô hình kinh doanh dựa trên sản phẩm theo chuỗi cung ứng sang mô hình kinh doanh dựa trên khách hàng theo chuỗi giá trị số xây dựng trên dữ liệu”.
Việc tiến hành chuyển đổi số ngành bán lẻ đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp hiện nay
Chuyển đổi số là quá trình kết nối con người và công nghệ, thay thế mô hình doanh nghiệp truyền thống bằng mô hình doanh nghiệp số hiện đại sử dụng các ứng dụng công nghệ mới như: Big Data, IoT, Cloud… Điều này mang lại những thay đổi tích cực cho cách thức quản lý, làm việc và văn hóa doanh nghiệp.
Thực trạng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ tại Việt Nam
Đại dịch Covid – 19, đã khiến hơn 8.700 doanh nghiệp phải đóng cửa vào tháng 3 năm 2021. Ngành bán lẻ Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi số để thích nghi và phát triển. Thay vì dựa vào các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các thương hiệu bán lẻ đang chuyển hướng sang tập trung vào việc xây dựng và phát triển các cửa hàng số.
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, nhiều siêu thị mới tại Việt Nam đã triển khai thành công các ứng dụng mua sắm online như VinID, BigC,… Các nền tảng mua sắm online như Lazada, Shopee, Tiki, Chotot… cũng đang có sự giao dịch sôi nổi với nhiều loại hàng hóa. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, năm 2022, thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước.
Rõ ràng, kinh doanh online là xu hướng giúp ngành bán lẻ vững vàng trong kỷ nguyên số hóa, với những đặc điểm chính như sau:
-
Chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại: doanh nghiệp không còn phụ thuộc vào các cửa hàng, quầy bán hàng mà chuyển sang xây dựng các kênh bán hàng online trên các mạng xã hội.
-
Quy trình vận hành kinh doanh hợp tác sát sao với dịch vụ số hóa như số hóa các tài liệu, hồ sơ, thông tin khách hàng, hóa đơn chứng từ, cho phép thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi, cho phép người dùng tích điểm, nhận mã giảm giá, hoàn tiền,… để nâng cao chất lượng sản phẩm Quản lý và chăm sóc khách hàng tự động: nhờ dữ liệu được lưu trữ trên điện toán đám mây, nhờ phần mềm hỗ trợ, chatbot để quá trình quản lý và chăm sóc được tự động hóa.
-
Ứng dụng công nghệ tiên tiến để quản lý vận hành doanh nghiệp: tích hợp phần mềm quản lý hàng hóa, quản lý tài chính,…
Thách thức khi chuyển đổi số ngành bán lẻ
Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước và quốc tế
Không chỉ có những ông lớn bán lẻ Việt Nam như: Saigon Co.op, Thế giới di động, FPT… mà còn có nhiều thương hiệu quốc tế nổi danh xâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam bằng cách mua lại hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp địa phương. Để duy trì được thế thượng phong, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đổi mới liên tục, bỏ ra nhiều vốn cho công nghệ tiên tiến, tạo ra những trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng.
Sự thiếu gắn kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng
Các nhân tố trong chuỗi cung ứng bao gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Họ cần hợp tác và làm việc theo một thoả thuận và tiêu chuẩn chung để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có nhiều kinh nghiệm thì sự hợp tác vẫn còn yếu kém và không chặt chẽ, dẫn đến những lỗi lầm trong cung cấp dịch vụ.
Sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động
Hiện nay, trong các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi thì công nghệ chưa được áp dụng tối ưu trong vận hành. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa vẫn duy trì cách bán hàng lạc hậu. Điều này khiến cho nguồn hàng không đa dạng, giá cả không cạnh tranh. Đồng thời, quá trình kiểm soát chất lượng hàng hóa không được bảo đảm, không đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Chưa tìm được giải pháp công nghệ phù hợp
Các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và mong muốn thay đổi để phù hợp với xu hướng. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu và hoạt động của mình. Họ bối rối trước quá nhiều sự lựa chọn và không biết công nghệ nào sẽ hỗ trợ họ chuyển đổi hiệu quả. Đặc biệt, các doanh nghiệp bán lẻ có nguồn vốn eo hẹp, chưa có kế hoạch rõ ràng cho chuyển đổi số, không biết cách vận hành doanh nghiệp sau khi chuyển đổi.
Khó khăn trong việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng không ổn định mà luôn thay đổi theo thời gian. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ cần có phần mềm, công nghệ phù hợp để thu thập, phân tích dữ liệu và nắm bắt được sở thích của khách hàng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có nhiều phần mềm công nghệ nhưng không phải phần mềm nào cũng hoạt động tốt, đáp ứng được nhu cầu, có giao diện dễ sử dụng,… điều này gây ra những trở ngại lớn cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt.
Lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số ngành bán lẻ
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, người tiêu dùng luôn thay đổi hành vi và nhu cầu của mình. Họ không chỉ muốn được cung cấp dịch vụ chất lượng mà còn mong muốn có những trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Do đó, làm hài lòng khách hàng bằng những trải nghiệm tuyệt vời là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp để chiến thắng trong thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt.
Công nghệ sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các nhà bán lẻ, siêu thị trong việc giải quyết vấn đề này nhờ:
-
Công nghệ giúp thanh toán nhanh gọn: doanh nghiệp có thể tận dụng sự kết hợp hoàn hảo giữa số hóa toàn diện và trí tuệ nhân tạo AI cùng công nghệ cảm biến nhiệt để cho phép khách hàng thanh toán nhanh chóng qua các hình thức như thẻ ngân hàng, ví điện tử như Momo, ViettelPay, ZaloPay,…
-
Công nghệ thực tế ảo (AR) – trực quan hóa sản phẩm: Hiện nay, ngành bán lẻ nội thất, ô tô đã áp dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) để giúp khách hàng có thể nhìn rõ và toàn diện sản phẩm dù ở bất kỳ đâu. Chỉ cần sử dụng ứng dụng công nghệ thực tế ảo trên thiết bị thông minh, khách hàng sẽ thấy hình ảnh 3D sinh động của sản phẩm.
-
Dễ dàng kiểm tra sản phẩm với mã QR: Chỉ cần một chiếc điện thoại di động thông minh có ứng dụng quét mã, người tiêu dùng có thể biết được tất cả thông tin về sản phẩm, dịch vụ và phân biệt được hàng thật hay hàng giả chỉ với một thao tác đơn giản.
Tự động hóa quy trình làm việc và hệ thống vận hành
Việc sử dụng công nghệ tiên tiến trong kinh doanh giúp tiết kiệm thời gian, cải thiện hiệu quả. Các quy trình quản lý liên quan đến nhân sự, phân phối, vận chuyển, bán hàng,… sẽ được đơn giản hóa.
Nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong vận hành
Một số phần mềm quản lý hỗ trợ cho doanh nghiệp bán lẻ:
-
Văn phòng điện tử (E-Office): tạo ra một môi trường làm việc kết nối, trên đó được tích hợp sẵn các công cụ giúp giao tiếp, thảo luận nhanh chóng. Việc trao đổi thông tin khi đã được tăng tốc độ sẽ giúp hiệu suất làm việc được nâng cao, tiết kiệm thời gian cho việc chờ đợi thông tin. Đặc biệt với những tiện ích như quản lý tài liệu, phê duyệt thông qua quy trình sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu giấy tờ, lưu trữ tài liệu chia sẻ sử dụng khoa học.
-
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): quản lý thông tin khách hàng một cách khoa học, phân quyền nhân viên chăm sóc theo từng loại khách hàng, quản lý cơ hội và lập báo cáo chi tiết hoạt động chăm sóc khách hàng tự động.
-
Quản lý bán lẻ: thông qua việc cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến, tạo hóa đơn số, quản lý tốt sản phẩm và cách thức liên hệ với khách hàng.
-
Quản lý kế toán: hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra hóa đơn, dự đoán chi phí tương lai, theo dõi doanh thu, chi phí, hợp đồng, lập báo cáo tài chính chi tiết
-
Quản lý nhân sự: hỗ trợ lập kế hoạch tuyển dụng, quản lý thông tin ứng viên, nhân viên một cách khoa học, theo dõi chương trình đào tạo nội bộ và hỗ trợ tính lương chính xác
Thương hiệu bán lẻ thành công nhờ chuyển đổi số
Chuyên sản xuất các loại phụ kiện, giày và dụng cụ thể thao, Nike là một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới. Sau khi gặp khó khăn vào năm 2017, Nike đã nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số để khôi phục uy tín và doanh thu.
Bên cạnh việc tăng cường hợp tác với nhiều nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, Nike cũng đưa ra những động thái sáng tạo bằng cách ra mắt ứng dụng SNKRS – nơi khách hàng có thể khám phá các mẫu giày mới, theo dõi những sản phẩm ưa thích,…
Ngoài ra, Nike cũng cho phép khách hàng tự thiết kế giày cá nhân hóa tại các cửa hàng trực tuyến Nike ID, hay sử dụng phần mềm Nike Fit để tìm size giày phù hợp nhờ vào công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality), Machine Learning,…
Nhờ vậy, Nike đã xây dựng được một hệ sinh thái mua sắm trực tuyến hoàn hảo, loại bỏ sự phân tán giữa các kênh điện tử và tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm khách hàng.
E-Office Vitranet24 - Giải pháp văn phòng điện tử giúp gia tăng hiệu quả "số hóa"
E-Office Vitranet24 là một giải pháp triển khai Hệ thống văn phòng điện tử do Vitranet24 cung cấp. Hệ thống này giúp doanh nghiệp tạo dựng môi trường làm việc chung xuyên suốt toàn công ty. Đặc biệt bạn có thể số hoá và tự động hoá nhiều quy trình tiện ích cho doanh nghiệp, giảm thủ tục giấy tờ: quy trình văn phòng phẩm, quy trình đề xuất, quy trình nghỉ phép, quy trình quản lý tài liệu…
Hệ thống đã được kiểm nghiệm và sử dụng thành công tại nhiều đơn vị như: Tập đoàn NutiFood, Ngân hàng ACB, Bệnh viện Nam Sài Gòn… Ứng dụng E-Office Vitranet24 giúp nâng cao hiệu quả làm việc, kết nối nhân sự và giảm thiểu chi phí vận hành.
NutiFood lựa chọn giải pháp E-Office Vitranet24 để xây dựng môi trường làm việc chung xuyên suốt
Văn phòng điện tử Vitranet24 được xây dựng trên Bitrix24 - nền tảng phần mềm quản lý doanh nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới với các ưu điểm: tính bảo mật cao, tùy chỉnh và dễ dàng nâng cấp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn sử dụng CRM Vitranet24 - giải giải pháp quản lý quan hệ khách hàng có tính tập trung và kết nối tất cả các kênh bán hàng, marketing giúp doanh nghiệp quản lý và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng,
Với 16+ năm kinh nghiệm triển khai các hệ thống thông tin, phần mềm quản lý doanh nghiệp cho hàng ngàn tổ chức doanh nghiệp, Vitranet24 cam kết sẽ triển khai thành công, đem lại hiệu quả thực sự cho Quý khách hàng đang cần giải pháp chuyển đổi số.