Vậy chuyển đổi số là gì?
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số. Theo Gartner chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.
(Gartner, Inc là công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Gartner cung cấp cái nhìn sâu sắc liên quan đến công nghệ cần thiết cho khách hàng của mình để đưa ra những quyết định đúng đắn).
Chuyển đổi số và số hoá có gì giống và khác nhau?
Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục tin học hoá - Bộ Thông tin và Truyền thông, giải thích "số hóa" là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.
Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp thời chuyển đổi số:
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo. Còn theo công ty nghiên cứu McKensey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, ở các nước Châu Âu là khoảng 36%. Các số liệu này cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế các nước nói chung và sự phát triển cuả hoạt động quản lý doanh nghiệp nói riêng là rất cấp thiết. Bên cạnh những doanh nghiệp chú trọng đến quá trình này, cũng có một số đơn vị chưa thực sự ý thức được làn sóng chuyển đổi mạnh mẽ đang tiếp cận hàng ngày và rào cản lớn nhất cho chuyển đổi số nằm ở tư duy sợ mất mát, ngại thay đổi của doanh nghiệp.
“Đến nay, vẫn còn không ít doanh nghiệp thờ ơ, coi chuyển đổi số chỉ là phương tiện để phô diễn hay là chi phí phải gánh chịu mà không phải khoản đầu tư quan trọng để nâng cao lợi thế cạnh tranh” (theo chia sẻ của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam).
Vậy Lợi ích của chuyển đổi số là gì?
a. Kết nối và thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban:
Khi quá trình chuyển đổi số chưa được áp dụng trong doanh nghiệp, khoảng cách giữa các phòng ban là một trong những vấn đề được chủ doanh nghiệp quan tâm. Bởi nếu không có sự tương tác chặt chẽ, các phòng ban không thể làm việc hiệu quả cùng nhau.
Chuyển đổi số hỗ trợ gắn kết tất cả các nhân viên ở các phòng ban khác nhau, giúp nhân viên tương tác, trao đổi với nhau nhiều hơn. Bên cạnh việc làm tốt chuyên môn, việc trao đổi với các phòng ban khác cũng sẽ đẩy nhanh hiệu quả công việc của mỗi cá nhân.
b. Tăng tính minh bạch trong quản lý doanh nghiệp:
Báo cáo đang là một trong những hoạt động chiếm một khoảng thời gian nhất định của cả nhân viên cũng như quản lý. Thêm vào đó, quản lý cũng cần dành thời gian để nắm được các đầu công việc cũng như đánh giá hiệu quả công việc của mỗi nhân viên.
Thay vì phải quản lý nhiều giấy tờ, báo cáo, áp dụng chuyển đổi số khiến việc báo cáo trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Khi mọi chỉ số, báo cáo, doanh thu và chính sách được công khai thì sự minh bạch và kết quả đánh giá cũng trở nên thuyết phục hơn. Thêm vào đó, nhân viên cũng có cơ sở để luôn luôn cố gắng cống hiến.
c. Tối ưu hóa hiệu quả công việc của nhân viên:
Tối ưu hóa hiệu quả làm việc của nhân viên là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp có những bước phát triển lớn. Áp dụng chuyển đổi số khiến doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cũng như nguồn nhân lực. Công nghệ giúp các hoạt động trong doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng, tốn ít công sức hơn. Từ đó, nhân viên có nhiều thời gian tập trung cho công việc, nâng cao hiệu quả công việc.
Nhân viên cũng có thời gian để nâng cao chuyên môn, phát triển bản thân. Và trên thực tế, đây cũng là cách nâng cao hiệu quả công việc của chính nhân viên đó. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số hiện nay.
d.Nâng cao khả năng cạnh tranh:
Nền tảng số hóa là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp vận hành hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn. So với cách vận hành truyền thông, chuyển đổi số thực sự là bước ngoặt lớn với doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trên thị trường, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn. Điều này thể hiện ở việc tương tác với khách hàng, chăm sóc khách hàng, quy trình làm việc khoa học, nhanh gọn, hiệu suất cao,…
Công cụ nào giúp chuyển đổi số?
Để bước tới chuyển đối số vai trò của công nghệ là vô cùng cần thiết, các
phần mềm quản lý doanh nghiệp, các công nghệ quản lý, điều hành doanh nghiệp 4.0 sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Một số tính năng quan trọng của một phần mềm quản lý giúp chuyển đổi số mà doanh nghiệp nên để ý:
• Tính năng tập trung dữ liệu: doanh nghiệp cần tìm cho mình một hệ thống quản lý tập trung có khả năng tập trung và quản lý dữ liệu chặt chẽ, chính xác và đặc biệt phải “sở hữu được dữ liệu của mình”
• Tính năng giúp đảm bảo quá trình giao tiếp, trao đổi công việc diễn ra nhanh chóng, xuyên suốt: call, chat, video, họp trực tuyến, chia sẻ làm việc trực tuyến,…
• Khả năng nâng cấp, tuỳ chỉnh và kết nối: Một hệ thống quản lý kinh hoạt, có khả năng tuỳ biến và mở rộng liên tục sẽ theo kịp tốc độ phát triển và chuyển hoá của doanh nghiệp.
•
Bảo mật: Không phải bàn cãi, ngày nay khi các doanh nghiệp các chuyển dần các hình thức giao dịch, làm việc, tương tác qua hình thức trực tuyến thì
công nghệ bảo mật là điều vô cùng cần thiết. Bảo mật có 3 lớp: Bảo mật người dùng; Bảo mật dữ liệu và Bảo mật hệ thống phần mềm. Để thực hiện tốt việc này cần chú trọng 03 khâu bảo mật này.
Một số giải pháp chuyển đổi số trọng tâm cũng được Vitranet24 nghiên cứu và ứng dụng trong 12 năm qua, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo tại website:
Vitranet24.com
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây về chuyển đổi số và tác động của chuyển đổi số tới doanh nghiêp sẽ có ích cho bạn và quý đơn vị!