Khảo sát toàn cầu mới nhất của McKinsey cho thấy sự lạc quan của các giám đốc điều hành về tình hình kinh tế, mặc dù lo ngại về suy thoái kinh tế và tình trạng thất nghiệp gia tăng.
1. Giữ quan điểm tích cực về kinh tế toàn cầu, ngay cả khi lo ngại về suy thoái gia tăng
Những người trả lời ở Trung Quốc, Châu Âu và Ấn Độ cho biết rằng các tình hình toàn cầu đã được cải thiện trong những tháng gần đây. Ngược lại, những người đồng cấp của họ ở Châu Á - Thái Bình Dương lại bi quan nhất. Chỉ có 19% người trả lời ở đó cho rằng rằng nền kinh tế thế giới đã được cải thiện.
Quý trước, khi được hỏi về kịch bản cho nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2024 - 2025, 38% số người trả lời đã chọn kịch bản suy thoái là có khả năng xảy ra nhất. Hiện tại, hơn một nửa xếp hạng kịch bản suy thoái là có khả năng xảy ra nhất.
Khi được hỏi về những rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu, những người tham gia vẫn chọn bất ổn địa chính trị và quá trình chuyển giao lãnh đạo chính trị. Đồng thời, những lo ngại về chính sách thương mại (24% số người lựa chọn) và lạm phát dường như đang gia tăng.
Những thay đổi trong chính sách thương mại và các mối quan hệ đặc biệt được quan tâm hàng đầu ở Trung Quốc, nơi 35% người trả lời cho biết những diễn biến liên quan đến thương mại là mối đe dọa đối với tăng trưởng. Cùng với lạm phát, những thay đổi trong chính sách thương mại là rủi ro hàng đầu trong khu vực.
2. Dự đoán tình trạng thất nghiệp tăng
Trung bình toàn cầu, 41% dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia họ sẽ tăng trong sáu tháng tới. Đáng chú ý nhất là sự thay đổi ở Châu Á - Thái Bình Dương, nơi 40% người trả lời dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng - gần gấp đôi tỷ lệ nói như vậy vào tháng 3.
Tuy nhiên, chỉ 11% số người được hỏi coi tình trạng thất nghiệp như một mối đe dọa đối với tăng trưởng chung của đất nước.
Quan điểm về các rủi ro lớn nhất thay đổi rất nhiều tùy theo khu vực. Bất ổn địa chính trị được quan tâm nhất ở Châu Âu, xung đột chính trị trong nước được lo ngại nhất ở Ấn Độ. Và mối lo về mức cầu thấp được quan tâm đặc biệt ở Châu Á - Thái Bình Dương, nơi những người tham gia khảo sát lựa chọn điều này cao gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.
Trong khi mối lo ngại về lãi suất bắt đầu lắng xuống vào tháng 12/2023, thì một số khu vực đang kỳ vọng lãi suất sẽ tăng. Tại Trung Quốc và các thị trường đang phát triển, lần lượt có 46% và 35% người trả lời tin rằng lãi suất của quốc gia họ sẽ tăng trong sáu tháng tới.
Tuy nhiên, mọi người nhìn chung vẫn lạc quan hơn là tiêu cực về nền kinh tế của đất nước mình. 44% cho biết tình hình kinh tế ở quốc gia của họ đã được cải thiện, trong khi 27% khác cho biết điều kiện đã trở nên tồi tệ hơn.
Dự đoán trong 6 tháng tới, những người tin rằng kinh tế trong nước sẽ được cải thiện cao gấp đôi so với số người nghĩ tình hình sẽ trở nên tệ hơn. Các thị trường đang phát triển lạc quan hơn đáng kể về tương lai so với tình hình hiện tại ở quốc gia của họ. Tuy nhiên, Châu Âu và Bắc Mỹ lại cho rằng tình hình tương lai sẽ kém hơn so với bây giờ.
3. Doanh nghiệp vẫn giữ vững sự lạc quan
56% những người trả lời thuộc khu vực tư nhân tin rằng lợi nhuận của công ty họ sẽ tăng trong sáu tháng tới, mặc dù con số này đã giảm so với mức 61% vào tháng 3 và 60% vào tháng 12/2023.
49% kỳ vọng nhu cầu về các dịch vụ của công ty họ sẽ tăng, thấp hơn so với mức 57% của 6 tháng trước. 43% kỳ vọng rằng quy mô lực lượng lao động của công ty họ sẽ giữ nguyên trong thời gian tới. Và khoảng 33% kỳ vọng số lượng nhân viên của công ty họ sẽ tăng.
Về các cơ hội đầu tư tiềm năng: cụ thể là thị trường nào mang lại cơ hội tốt nhất cho sự tăng trưởng của công ty họ trong năm tới. Hoa Kỳ là điểm được chọn nhiều nhất (35%), tiếp theo là Trung Quốc và Ấn Độ (mỗi nước 13%), Đức và Singapore (mỗi nước 7%).
(Thông tin được dịch và biên tập từ McKinsey)