

Việc các nhà lãnh đạo chọn cho mình một mô hình để quản lý doanh nghiệp đúng đắn rất quan trọng, nếu chọn đúng sẽ đem lại thành công ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp, ngược lại cũng có thể dẫn doanh nghiệp đi vào thế trận mông lung, hao tổn nguồn lực, chi phí và cơ hội.
Theo truyền thống, các mô hình quản lý doanh nghiệp từ trước đến nay là theo mô hình đầu tàu. Người lãnh đạo sẽ phải đóng vai trò đầu tầu vừa định hướng, vừa chạy mở đường kéo theo toàn bộ “toa tàu” phía sau vì thế sẽ không đủ nhanh và cũng không đủ sức để tham gia cuộc đua đường dài. Thêm vào đó là những bất cập khi lãnh đạo thiếu sáng suốt, đầu tàu sẽ chạy lệch, dẫn đến toàn bộ các toa nhân viên sẽ bị "trật đường ray" và khi cần tìm người thay thế cũng không ai đảm đương nổi. Từ bỏ gánh nặng quản lý theo mô hình "đầu tàu" và phát huy ưu điểm của mô hình “Con cua”, nhà quản lý sẽ tạo được sức mạnh tổng thể trong doanh nghiệp.
Nhưng khi nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, việc đưa ra các mô hình quản lý doanh nghiệp vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn trên thế giới. fpn
Bằng chứng có thể được đưa ra cho việc áp dụng các mô hình quản lý doanh nghiệp hiệu quả.Trong quản lý doanh nghiệp, chúng ta biết đến các mô hình Balanced Scorecard, 5S, TQM... Tuy nhiên, các mô hình quản lý doanh nghiệp không nhất thiết phải đươc gọi là mô hình mà chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Các mô hình hoàn chỉnh và phức tạp thường được gọi là tiêu chuẩn (ISO 9001, ISO 22000...), các mô hình đơn giản hơn được gọi là qui tắc (qui tắc 5S), phương pháp (6 sigma, lean production...)
Trong họat động của một doanh nghiệp, mô hình quản lý doanh nghiệp chính gồm các quá trình cốt lõi như sản xuất/cung cấp dịch vụ, giao hàng và lắp đặt có phạm vi từ các yếu tố đầu vào (input) đến các yếu tố đầu ra (output) được phụ trợ bởi các quá trình mua hàng, bán hàng, tuyển dụng...mô hình phụ cấp 1 gồm các quá trình quản lý như hoạch định, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát và cải tiến (thí dụ: hệ thống quản lý chất lượng); mô hình phụ cấp 2 là các phương pháp, quy tắc quản lý (5S, Balanced scorecard, KPI, Kaizen...) được áp dụng để hỗ trợ mô hình chính hay mô hình phụ cấp 1.
Không một doanh nghiệp nào có thể họat động ổn định và thành công lâu dài nếu chỉ thực hiện các quá trình cốt lõi (mô hình chính). Các mô hình phụ cấp 1 và cấp 2 được huy động khi cần thiết (tức là, khi có nhu cầu và đúng mức với nhu cầu) để đảm bảo tính ổn định và lâu dài cho sự thành công của doanh nghiệp.
Để có thể lựa chọn các mô hình quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì việc hiểu biết về các mô hình quản lý doanh nghiệp này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Gần đây, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý là một việc làm tất yếu.
Với phần mềm Bitrix24 đã đưa ra được những giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả, chăm sóc khách hàng dành cho doanh nghiệp. Bitrix24 được đánh giá là một trong những phần mềm tốt nhất trong việc tạo nên các mô hình quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Hãy trải nghiệm thử phần mềm của Bitrix24 để có các mô hình quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất và đưa doanh nghiệp phát triển bền vững cùng với việc gia tăng lợi nhuận được cao nhất.
(Đội ngũ chuyên viên Vitranet24 sưu tầm và biên tập)