Công nghệ chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tạo ra những cơ hội mới, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.
I. Công nghệ chuyển đổi số là gì?
Công nghệ chuyển đổi số đang thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Công nghệ chuyển đổi số là việc ứng dụng các công nghệ và phần mềm tiên tiến để thay đổi cách thức hoạt động của tổ chức, từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu suất và khả năng cạnh tranh. Nó bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:
- Tự động hóa: sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, và Internet vạn vật (IoT) để tự động hóa các tác vụ thủ công, lặp đi lặp lại.
- Phân tích dữ liệu: sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
- Kết nối: sử dụng các nền tảng kỹ thuật số (như E-Office, CRM,...) để kết nối với khách hàng, đối tác và nhân viên một cách hiệu quả hơn.
- Trải nghiệm khách hàng: tạo ra những trải nghiệm khách hàng tốt hơn thông qua các kênh kỹ thuật số như trang web, ứng dụng di động và mạng xã hội.
- Đổi mới: phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên dữ liệu và công nghệ mới.
Công nghệ chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng các công nghệ mới, mà còn yêu cầu sự thay đổi về tư duy, quy trình và văn hóa tổ chức. Tuy phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng nó có thể mang lại lợi ích lớn về hiệu suất, và tạo ra cơ hội mới trong môi trường kinh doanh ngày nay.
II. Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số
Công nghệ có vai trò quyết định sự thành công của chuyển đổi số, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Dưới đây là những lợi ích quan trọng của công nghệ chuyển đổi số đối với doanh nghiệp:
- Tăng hiệu quả và hiệu suất: các quy trình, nhiệm vụ được tự động hóa nhờ công nghệ chuyển đổi số sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời cho phép nhân viên tập trung vào những công việc quan trọng và đem lại giá trị cao hơn.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: doanh nghiệp có thể đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường nhanh hơn, đồng thời cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
- Cải thiện khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu: áp dụng công nghệ chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu để dự đoán xu hướng thị trường và đưa ra quyết định chiến lược dựa trên thông tin.
- Thích ứng linh hoạt trước sự thay đổi: công nghệ chuyển đổi số giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với sự biến đổi thị trường và môi trường kinh doanh, tạo sự linh hoạt trong hoạt động.
- Gia tăng năng lực cạnh tranh: áp dụng công nghệ mới, doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mới, tạo ra giá trị đột phá và tạo lợi thế cạnh tranh.
III. Top 7 công nghệ chuyển đổi số nổi bật dành cho doanh nghiệp
1. Dữ liệu lớn và phân tích thời gian thực
Phân tích dữ liệu lớn là rất quan trọng.
Omni-channel trở thành xu hướng, doanh nghiệp hiện diện từ online đến offline với rất nhiều kênh, rất nhiều điểm chạm và thu về một lượng dữ liệu khổng lồ. Tuy nhiên, dữ liệu này lại phân mảnh ở rất nhiều kênh, doanh nghiệp rất khó quản lý tập trung để khai thác một cách hiệu quả.
Bằng cách triển khai phân tích dữ liệu lớn, doanh nghiệp có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và quản lý một cách tập trung. Dựa vào việc phân tích, khai thác dữ liệu này, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt mọi hoạt động, đưa ra các quyết định chính xác.
2. Internet vạn vật (IoT) và 5G
Cả IoT và 5G đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cuộc cách mạng chuyển đổi số. Internet vạn vật là công nghệ kết nối các thiết bị và cảm biến qua internet, cho phép thu thập dữ liệu và giao tiếp với nhau, tạo ra một môi trường thông tin liên kết và thống nhất. Công nghệ này đang giúp các doanh nghiệp tối ưu quá trình sản xuất kinh doanh, làm cho chúng linh hoạt, nhanh chóng và an toàn hơn.
Trong khi đó, 5G là thế hệ mạng di động tiên tiến hơn, vượt trội so với 4G hiện nay. 5G tạo ra tốc độ internet nhanh và ổn định hơn, hỗ trợ kết nối số lượng lớn thiết bị cùng một lúc mà không giảm đi tốc độ. 5G giúp tạo ra một môi trường kết nối mạnh mẽ, nhanh chóng và đáng tin cậy cho các thiết bị IoT và mở ra cơ hội mới cho các ứng dụng, dịch vụ thông minh, tự động hóa.
3. Di động
Triển khai các ứng dụng di động đang nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Ảnh hưởng của các thiết bị di động đã thấm nhuần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhờ sự phổ biến của thiết bị di động, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất làm việc và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.
Các ứng dụng di động cung cấp trải nghiệm linh hoạt và tiện lợi, cho phép người dùng truy cập thông tin, dữ liệu và dịch vụ mọi lúc, mọi nơi. Điều này thúc đẩy sự linh hoạt và tăng khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
4. Công nghệ đám mây (cloud)
Công nghệ đám mây đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số doanh nghiệp. Thay vì tốn kém chi phí để cài đặt tất cả các ứng dụng hay phần mềm trên những cụm máy chủ, công nghệ đám mây cho phép doanh nghiệp sử dụng những hệ thống, phần mềm chuyển đổi số có sẵn, được cung cấp dưới dạng dịch vụ trả phí định kỳ (SaaS – software as a service), chẳng hạn Gmail, Dropbox, Bitrix24…
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng hướng đến việc xây dựng một hệ thống hạ tầng công nghệ đồng bộ, toàn diện và thống nhất bao gồm các phân hệ liên quan đến HRM, CRM, quy trình, tài liệu,… trên nền tảng Cloud để dễ dàng hơn trong công tác quản lý. Một số ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến như: phần mềm E-Office Vitranet24, phần mềm CRM Bitrix24…
5. Tích hợp, kết nối dựa trên API
API là cơ chế cho phép các ứng dụng và hệ thống khác nhau giao tiếp và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả. Nhờ vào tích hợp này, các ứng dụng, dịch vụ và nền tảng có thể làm việc cùng nhau một cách mượt mà và hiệu quả, tạo nên môi trường làm việc kết nối và linh hoạt.
Tích hợp dựa trên API cho phép doanh nghiệp tận dụng các công nghệ và dịch vụ khác nhau mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian và nguồn lực trong việc phát triển từng phần mềm hoặc ứng dụng mới. Việc kết nối dữ liệu, chia sẻ thông tin và tương tác giữa các hệ thống trở nên dễ dàng hơn, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
6. Trí tuệ nhân tạo
Sử dụng AI đang là xu hướng được ưa chuộng trên thế giới.
AI là công nghệ mô phỏng mô phỏng quá trình suy nghĩ, nhận thức của con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính để thực hiện các tác vụ thông minh mà trước đây chỉ có con người mới có thể thực hiện. Trong khi máy học là một phần của AI, cho phép máy tính học hỏi và cải thiện hiệu suất từ dữ liệu.
Sử dụng AI và máy học, doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó đưa ra dự đoán và quyết định thông minh. Công nghệ này cũng giúp tự động hóa quy trình làm việc, giảm thiểu sự can thiệp của con người trong các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tăng cường hiệu suất.
7. Robot
Theo 451 Research, cứ 4 doanh nghiệp sản xuất thì có 1 doanh nghiệp đang triển khai robot thông minh. Trong quá trình chuyển đổi số, robot thúc đẩy hiệu quả hoạt động và giải phóng con người khỏi rất nhiều công việc.
Công nghệ chuyển đổi số có thể mang lại giá trị to lớn trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc tận dụng sức mạnh của công nghệ, chẳng hạn như phần mềm quản lý doanh nghiệp hiện nay đang được rất nhiều tổ chức quan tâm để nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, xin mời liên hệ Vitranet24 theo số điện thoại sau để được tư vấn chi tiết:
+ 024.3217.1617 tại khu vực Hà Nội.
+ 028.7309.6077 tại khu vực TP.HCM.
(Bài viết được chuyên gia Vitranet24 tổng hợp thông tin từ các trang tư vấn quản lý uy tín tại Việt Nam)