1. Bản mô tả công việc là gì?
Bản mô tả công việc là một văn bản mô tả những công việc mà người được tuyển dụng cần phải thực hiện trong thời gian nhất định. Ngoài ra, bản mô tả công việc còn cung cấp thông tin về những yêu cầu năng lực và điều kiện liên quan đến vị trí công việc ấy.
2. Công dụng:
Bản mô tả công việc dùng để mô tả các công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của một người. Mẫu bản mô tả công việc được dùng nhiều trong tuyển dụng, phân công công việc,…
3. Tầm quan trọng:
Bản mô tả công việc là căn cứ để người quản lý giao việc, theo dõi quá trình thực hiện công việc hoặc để tuyển dụng, đào tạo nhân viên, và đánh giá kết quả công việc nhân viên cho một vị trí công việc nhất định. Ở mỗi vị trí việc làm khác nhau thì bản mô tả công việc cũng có nội dung khác nhau.
Bản mô tả công việc cũng là cơ sở để nhân viên đảm nhận vị trí công việc nắm được:
- Mục tiêu của công việc, chức năng và nhiệm vụ của bản thân
- Yêu cầu kết quả đối với các công việc được giao
- Quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc
Có thể nói, bản mô tả công việc giống như một bản cam kết công việc giữa người lãnh đạo và nhân viên, đồng thời là căn cứ để nhân viên biết được nhiệm vụ, chức năng của bản thân để thực hiện công việc sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.
4. Nội dung chính của bản mô tả công việc:
+ Thứ nhất: Cần có mục tiêu của công việc rõ ràng, dễ hiểu
+ Thứ hai: Mô tả các chức năng và nhiệm vụ của vị trí việc làm
+ Thứ ba: Có quyền hạn và trách nhiệm khi đảm nhận vị trí công việc đó. Nó tương ứng với chức năng nhiệm vụ của từng vị trí.
+ Thứ tư: yêu cầu năng lực, mô tả năng lực/kỹ năng cần có của vị trí công việc là gì.
5. Các bước xây dựng bảng mô tả công việc
Bước 1: Thu thập thông tin về công việc
Thu thập những thông tin cần thiết về vị trí công việc là công tác đầu tiên khi xây dựng bản mô tả công việc đạt chuẩn. Việc này sẽ cung cấp cho người viết những dữ liệu chính xác về yêu cầu cũng như các tiêu chuẩn cần thiết trong việc thực hiện công việc.
Các thông tin cần được thu thập từ cả nguồn nội bộ và bên ngoài để đảm bảo xây dựng bản mô tả công việc phù hợp với công ty và có tính cạnh tranh trên thị trường nguồn nhân lực.
Sau đây là một số phương pháp thu thập thông tin phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
Bước 2: Xác định bối cảnh thực hiện công việc
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng bản mô tả công việc là xác định bối cảnh thực hiện công việc, bao gồm các yếu tố sau:
- Quan hệ báo cáo: Được định vị trong cơ cấu tổ chức, xác định trách nhiệm giải trình với cấp trên
- Quan hệ giám sát: Được định vị trong cơ cấu tổ chức, xác định ai sẽ là người giám sát quy trình thực hiện công việc của người lao động
- Quan hệ với người khác: Quan hệ giữa các phòng ban khác trong việc hỗ trợ lẫn nhau
- Điều kiện làm việc: Cần chú ý đến những nhân tố môi trường gây nguy hiểm hoặc ngắt quãng quá trình làm việc như nhiệt độ quá cao/thấp, môi trường làm việc ồn ào/có rung chấn,…
Bước 3: Xác định nội dung công việc
Nội dung công việc bao gồm các hoạt động chức năng mà nhân viên phải thực hiện để đạt được mục tiêu công việc. Nội dung công việc bao gồm 3 cấp độ từ khái quát đến chi tiết:
- Cấp độ 1 (Bao quát) – Đề cập đến các chức năng/nhiệm vụ chung
- Cấp độ 2 (Cụ thể) – Diễn giải các nhiệm vụ một cách cụ thể, là những gì mà nhân viên phải thực hiện khi triển khai một chức năng của công việc hoặc để tạo ra một sản phẩm/dịch vụ cụ thể
- Cấp độ 3 (Chi tiết) – Các công đoạn chi tiết cần được triển khai để hoàn thành nhiệm vụ
Bước 4: Xác định các yêu cầu đối với công việc
Xác định những yêu cầu đối với người thực hiện là một trong những bước quan trọng nhất trong công tác xây dựng bản mô tả vị trí công việc. Các yêu cầu đối với nhân viên bao gồm những khía cạnh sau:
- Kiến thức: Những kiến thức và hiểu biết về chuyên môn cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ
- Kỹ năng: Khả năng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể (mang tính thao tác, có thể thực hiện được thông qua đào tạo)
- Năng lực: Khả năng thực hiện những nhiệm vụ phi thao tác bao gồm: trí lực, thể lực, năng lực tâm lý, năng lực tư duy,…
- Các yêu cầu khác: Một số yêu cầu về pháp lý (bằng cấp, chứng chỉ), yêu cầu về tính cách (tinh thần làm việc, đạo đức nghề nghiệp) hay yêu cầu về sự sẵn sàng (ngày bắt đầu làm việc)
Bước 5: Xác định quyền hạn đối với công việc
Khâu cuối cùng để hoàn thiện quy trình xây dựng bản mô tả công việc là xác định quyền hạn của người thực hiện công việc. Đây là những quyền lợi chính đáng mà người lao động được hưởng như đã đề cập ở nội dung bên trên. Lưu ý các quyền hạn phải được liệt kê đầy đủ nhằm đảm bảo lợi ích cho người thực hiện công việc.
(Mẫu bảng mô tả công việc)
Chúc các nhà quản lý và các chuyên viên nhân sự xây dựng được bảng mô tả công việc thành công!
(Thông tin được Vitranet24 sưu tầm và chọn lọc biên tập từ nhiều nguồn để quý bạn đọc tham khảo)